Hóa ra nước ép ngon chỉ nhờ vào 4 mẹo đơn giản này

Hiện nay, cùng với nhu cầu ngày càng cao về đồ uống cho sức khỏe (healthy drink), nước ép có hương vị thơm ngon được pha chế từ những nguyên liệu tươi mới được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, công thức pha chế nước ép đơn giản cũng không thể thiếu đi những bí quyết sơ chế nguyên liệu và bảo quản để đạt tới hương vị ngon nhất.

1. Sơ chế nguyên liệu như thế nào để nước ép có vị ngon, màu đẹp?

Thực tế, thói quen pha chế của nhiều người là ép lấy nước cốt của nguyên liệu, khuấy cùng đường và đá viên. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân khiến nước ép bị tách lớp, đắng hoặc đổi màu và không còn hương thơm đặc trưng. Để giải quyết những vấn đề gặp phải khi pha chế này, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác trong quá trình sơ chế nguyên liệu.

Sơ chế rau củ

Đối với các loại rau củ, bạn cần ngâm chúng trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Trong quá trình rửa, bạn cũng nên thao tác nhẹ tay, không làm dập nát để tránh ảnh hưởng đến màu sắc thức uống. Nếu như bạn muốn sơ chế rau củ và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho những lần tiếp theo, rau củ cần để thật ráo nước. Sau đó, cho vào hộp hoặc gói lại bằng màng bọc thực phẩm, rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý rau và củ nên đặt riêng để không bị ám mùi lẫn nhau. Nếu như bạn muốn sử dụng nước ép không dùng đá, hãy sử dụng rau củ đã được ướp lạnh.

Sơ chế trái cây

Bằng việc ngâm các loại trái cây qua đường, trái cây khi ép sẽ giữ được màu sắc tự nhiên. Bên cạnh đó, ngâm đường giúp chuối, táo, bơ không bị thâm, đen khi tiếp xúc với không khí. Hơn nữa, ngâm đường cũng giúp trái cây giữ được thành phần dinh dưỡng.

Đối với những người đang kinh doanh nước ép, yêu cầu sử dụng số lượng trái cây nhiều. Luc nay việc ngâm trái cây với đường sẽ giúp bạn đảm bảo trái cây vẫn thơm ngon sau 1 khoảng thời gian dài sơ chế. Bên cạnh đó cùng là 1kg trái cây nhưng nếu bạn sử dụng phần ngâm qua đường, lượng nước ép thành phẩm thu được sẽ nhiều hơn và vẫn đảm bảo chất lượng.

Không những thế, trước khi khuấy nước ép với đường và đá, bạn hãy cho vào một ít nước cốt chanh. Bởi vì Acid trong chanh sẽ giúp thức uống lâu đổi, xuống màu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ép

Chất lượng nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu sẽ quyết định đến 80% chất lượng thức uống. Do đó, khi lựa chọn trái cây, rau củ để pha chế nước ép, bạn cần lưu ý đến độ tươi mới của rau củ. Bạn hãy xem xét thời gian thu hoạch cho đến thời điểm hiện tại là bao lâu để lựa chọn được loại tươi nhất. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, cần lưu ý cách sơ chế và bảo quản chúng tôi đã chia sẻ ở trên

Sử dụng loại máy ép nào phù hợp với nguyên liệu

Nhận thấy, chất lượng và công nghệ của máy ép hoa quả càng cao, khả năng nước ép bị mất dinh dưỡng trong quá trình ép càng thấp. Hiện tại  máy ép chậm là một lựa chọn tuyệt vời cho pha chế nước trái cây. Loại máy này sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, do công nghệ ép chậm, không sinh nhiệt và, không thái hay băm nát hoa quả, rau củ. Vì thế, không xảy ra các phản ứng hóa học phá hỏng chất dinh dưỡng, nước ép không bị tách nước và lượng nước ép được nhiều hơn.

Vấn đề vệ sinh

Đối với các dụng cụ pha chế như máy ép hoa quả, ly, chai, bình, lọ chứa nước ép, cần vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hương vị thức uống. Bạn cũng cần lưu ý vấn đề làm sạch máy ép, kiểm tra xem máy có bị ám mùi và cáu bẩn từ lần ép trước không.

Nhiệt độ và ánh sáng gây ảnh hưởng đến thời gian bảo quản

Bạn không nên để nước ép ở những nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hoặc ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hương vị, dinh dưỡng của thức uống mà còn làm rút ngắn thời gian sử dụng vào bảo quản thức uống.

3. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản nước ép thơm ngon 

Có một nguyên tắc “tối thượng” để thưởng thức ly nước ép là uống ngay khi hoàn thành. Bởi vì Lúc này là thời điểm hương vị và dinh dưỡng của nước ép ở mức cao nhất.

Nếu như pha chế và chưa thể thưởng thức ngay, bạn có thể áp dụng cách bảo quản nước ép sau đây: Cho nước ép vào bình, chai hoặc lọ thủy tinh đã được vệ sinh sạch sẽ, đậy kín nắp. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm vài lớp màng bọc thực phẩm và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 2 độ C. Nếu như vận chuyển đi nơi khác, bạn nên dùng đá hoặc bình giữ nhiệt để đảm bảo trong suốt thời gian di chuyển nước ép vẫn được giữ lạnh.

Theo công bố của FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ), đối với các loại nước ép tươi không qua xử lý có thể bảo quản trong 7 ngày. Tuy nhiên, thông thường, 3 ngày là thời gian thưởng thức nước ép tốt nhất. Bởi vì lúc này chúng vẫn giữ được phần lớn hương vị, màu sắc và dinh dưỡng. Nếu dùng nước ép sau khi giữ lạnh và bảo quản, bạn nên đặt ở nhiệt độ thường khoảng 20 phút để độ lạnh giảm bớt rồi mới thưởng thức.

4. Lưu ý các nguyên liệu tuyệt đối không kết hợp với nhau

Trong một số công thức pha chế nước ép ngon, việc kết hợp nhiều loại trái cây sẽ tạo hương vị thơm ngon và dinh dưỡng cho thức uống. Mặc dù vậy một số trái cây khi dùng cùng nhau sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sau đây là danh sách nguyên liệu không nên cùng tiêu thụ:

  • Cam và cà rốt ( gây ảnh hưởng đến thận)
  • Ổi và chuối (gây buồn nôn hay nhức đầu…)
  • Đu đủ và chanh (gây thiếu máu)
  • Cam và sữa ( sự kết hợp này không tốt cho tiêu hóa)
  • Rau quả và trái cây (nhức đầu và tiêu chảy)
  • Sữa và dứa (buồn nôn, tiêu chảy hay đau dạ dày)
  • Táo, lê, nho, cà rốt và củ cải trắng (suy tuyến giáp trạng và bướu cổ gây nguy hiểm)

Trên đây là một số thông tin chia sẻ của Lastcall về pha chế nước ép thơm ngon và đầy dinh dưỡng. Nếu như bạn muốn tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích về pha chế đồ uống hãy truy cập ngay vào trang web của LastCall nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *