Quy trình làm việc của nhân viên bar

Chắc hẳn có khá nhiều người thắc mắc nhân viên quầy bar thường đảm nhận những công việc gì? Quy trình làm việc của nhân viên bar gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, LasCall sẽ mô tả chi tiết quy trình làm việc của nhân viên bar để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc này nhé. 

Một số tiêu chuẩn cần nắm rõ khi làm việc tại quầy bar

Hầu hết trong tất cả các nhà hàng khách sạn đều xây dựng một quy trình cho từng bộ phận để tránh xảy ra các sự cố sai sót thực hiện công việc được trôi chảy. Và quầy bar cũng không ngoại lệ, nếu như bạn là một bartender thì bạn cần phải hiểu biết đầy đủ về các quy chuẩn và quy trình làm việc tại quầy bar. Một số tiêu chuẩn ấy bao gồm: 

1. Công thức tiêu chuẩn trong pha chế quầy bar

Công thức pha chế sẽ được sáng tạo phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên bộ phận bar vẫn phải đưa ra công thức chung nhằm cho tất cả nhân viên dựa vào đó để dễ dàng nắm bắt công việc, đồng thời bộ phận bar được tiết kiệm một số chi phí. Điều này cũng sẽ nằm trong quy trình làm việc của nhân viên bar.

Trong đó, bảng công thức tiêu chuẩn đã được xây dựng như sau:

  • Thành phần định lượng 
  • Cách thức sơ chế
  • Cách thức pha chế

Những công thức này không chỉ đơn giản là ai xây dựng cũng được chấp thuận mà cần phải qua thử nghiệm và xem xét của quản lý nhà hàng thì mới được áp dụng vào pha chế tại quầy bar.

2. Các tiêu chuẩn đồ uống 

Tiêu chuẩn đồ uống được xây dựng để nhằm đảm bảo chất lượng đồ uống đặt mức tiêu chuẩn và được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng trong việc đàm phán với các nhà cung cấp và làm căn cứ để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và hàng hóa khi nhận hàng
  • Bên cạnh đó, những trường hợp bartender phát hiện nguyên liệu hàng hóa không đảm bảo theo tiêu chuẩn lúc nhận hàng hoặc lấy hàng thì phải ngay lập tức lập báo cáo quản lý thủ tục hủy hàng
  • Căn cứ vào tiêu chuẩn và thực đơn, quản lý bar sẽ phải chịu trách nhiệm lập danh mục toàn bộ các loại mặt hàng hóa được sử dụng cho quầy bar

Những tiêu chuẩn hàng hóa phải đạt những tiêu chuẩn đưa ra sau đây:

  • Thời hạn sử dụng được đảm bảo
  • Tiêu chuẩn về trọng lượng
  • Tiêu chuẩn về màu sắc hàng hóa
  • Nhận dạng hàng không đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn

3. Tiêu chuẩn pha chế

Theo tiêu chuẩn này, bartender chỉ được phép pha chế khi có sự đồng ý của quản lý  hoặc nhận order từ bộ phận phục vụ.

Khi nhận order, bartender phải tuân theo đúng thời gian pha chế quy định, Ngược lại, nếu như không đảm bảo thời hạn pha chế theo công thức hoặc không đủ nguyên liệu pha chế thì cần phải báo cho bộ phận phục vụ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi thực hiện quá trình pha chế, bartender cần phải đảm bảo theo đúng quy trình sơ chế và các bước pha chế trong bảng công thức tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn vệ sinh

Trong quá trình làm việc, Bartender phải luôn đảm bảo khu vực làm việc trong trạng thái sạch sẽ, ly cốc pha chế và  trang thiết bị dụng cụ phải đảm bảo sạch đồng thời để đúng nơi quy định. Hơn nữa, máy móc pha chế tươm tất và có kế hoạch lau chùi theo định kỳ, các đồ Inox và đồ sứ luôn bóng loáng, không vết dơ.

Phải vệ sinh thân thể thường xuyên và không để có mùi hôi, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Bao gồm đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn và không sơn màu, đặc biệt trang phục đúng yêu cầu.

Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh định kỳ được đưa ra và sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình làm việc tại quầy bar như thế nào?

Dưới đây là các bước trong quy trình làm việc tại quầy bar:

  • Thực hiện bàn giao thẻ làm việc hoặc ký tên, cũng như đọc sổ giao ca hay còn gọi là logbook, kiểm phiếu nếu có. Sau đó giao ca cho người tiếp theo.
  • Ngoài ra, kiểm tra hàng hóa còn tồn trong kho.
  • Thực hiện kiểm tra các loại dụng cụ và trang thiết bị tại quầy bar, chai, ly, các dụng dễ bị vỡ, đèn, nước, hệ thống bia, cùng với máy lạnh, quạt, thùng rác… Nếu có sự cố xảy ra thì phải thông báo cho quản lý sớm nhất có thể để khắc phục kịp thời.
  • Thực hiện lau chùi và làm sạch quầy bar sạch sẽ.
  • Chuẩn bị các dụng cụ và thực phẩm như miếng lót quầy, khay, hộp đựng trái cây, menu nước uống,  gạt tàn thuốc, cây khuấy, lót ly, ống hút, khăn giấy, hũ đường, que diêm, các loại ly,…
  • Tiến hành Bổ sung các loại hàng hóa làm đầy và sắp đặt theo vị trí đã định
  • Cắt trái cây và sắp xếp vào đĩa để trang trí đẹp mắt.
  • Chuẩn bị nước trái cây để pha chế tiện lợi.
  • Mở nắp sẵn các chai rượu trong ngày hôm đó sẽ sử dụng.
  • Đặt bảng quảng cáo khuyến mãi trên quầy bar để khách hàng theo dõi.
  • Kiểm tra lần cuối cùng các dụng cụ bar như công cụ mở chai rượu, xúc đá và kẹp trái cây,…
  • Ngoại hình, trang phục và đầu tóc cần được chỉnh chu.

Quy trình pha chế tại quầy bar

1. Chuẩn bị các loại nguyên liệu và thành phần theo đúng công thức pha chế đã đưa ra

  • Chuẩn bị thành phần nguyên liệu cần thiết theo công thức đã định sẵn.
  • Kiểm tra hàng hóa và lên đơn nhập hàng.
  • Đảm bảo chất lượng ở mức chuẩn của các nguyên liệu đã đưa ra.
  • Nguyên liệu tồn, và xử lý các nguyên liệu bị hôi thối như trái cây.

2. Thực hiện pha chế

  • Nhận order từ khách hàng
  • Pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu sở thích của khách hàng.
  • Đảm bảo chất lượng thức uống về màu sắc, mùi vị và trang trí của món nước trước khi phục vụ khách hàng.

3. Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ pha chế và đạt tiêu chuẩn đã đưa ra

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sẵn sàng để pha chế cần thiết và đạt tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong suốt quá trình pha chế và sau khi pha chế hoàn thành.

4. Dọn dẹp và sắp xếp ngăn nắp khu vực làm việc  trong quầy bar

  • Luôn giữ khu vực làm việc trong tình trạng sạch sẽ và ngăn nắp.
  • Vệ sinh xung quanh tủ, kệ và các công cụ pha chế.
  • Sắp xếp các loại dụng cụ ngăn nắp và đúng nơi quy định.
  • Vệ sinh tủ lạnh và sắp xếp các nguyên vật liệu gọn gàng.

5. Làm các công việc khác theo sự phân công của bar trưởng trong thời gian làm việc

  • Làm việc theo sự phân công của bar trưởng đã đưa ra.
  • Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ phận khác để dịch vụ hoàn thiện hơn cho khách hàng.
  • Kiểm tra các trang thiết bị trong quầy làm việc và Báo cáo trong trường hợp cần bảo trì, bảo dưỡng.
  • Báo cáo công việc tới bar trưởng kịp thời.

Trên đây là quy trình làm việc của nhân viên bar và những vấn đề xoay quanh công việc này. Nếu như bạn đã tìm hiểu kỹ càng và mong muốn gắn bó lâu dài cùng với công việc này thì hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một nhân viên bar chính thức nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *