Phương pháp pha chế phân tầng – Layering

Chắc hẳn đối với những bạn trẻ đang và sẽ học pha chế hay thậm chí tìm việc Bartender đã nghe qua thuật ngữ “layering”. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu layering là gì và thực hành thế nào để cho ra đời những ly cocktail đẹp mắt. Sau đây LastCall sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp pha chế phân tầng ngay sau đây nhé.

Kỹ thuật Layering là gì?

Thực tế, Layering có nghĩa là kỹ thuật pha chế đồ uống theo hình thức phân tầng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu sử dụng để pha chế sẽ được phân thành từng tầng rõ rệt, mà không phải hòa quyện vào nhau giống như các kỹ thuật pha chế khác.

Hơn nữa, món đồ uống sử dụng kỹ thuật pha chế Layering điển hình nhất phải nói đến là Cocktail B52 với 3 tầng nguyên liệu bao gồm rượu mùi sữa (Baileys Irish Cream), rượu hương cam Le Grand Marnier và rượu mùi hương café (Bols Coffee hoặc Kahlúa). Không chỉ có cocktail, mà các món đồ uống hiện đại, café cũng ứng dụng kỹ thuật Layering để tạo ra ly đồ uống với vẻ ngoài cuốn hút.

Nguyên tắc thực hiện phương pháp pha chế Layering

Kỹ thuật Layering thường được thực hiện dựa vào độ ngọt và trọng lượng của từng loại nguyên liệu. Nguyên liệu càng ngọt thì trọng lượng càng cao. Trong đó, những nguyên liệu có trọng lượng nặng sẽ chìm xuống dưới, còn nguyên liệu nhẹ sẽ nổi lên trên.

Nguyên tắc để thực hiện kỹ thuật Layering chính là rót nguyên liệu theo thứ tự dựa trên độ ngọt của chúng. Trong đó, những nguyên liệu có hàm lượng đường cao như syrup, rượu mùi sẽ được rót làm nền đầu tiên. Đối với những nguyên liệu có hàm lượng đường ít hơn như rượu mạnh, sữa và nước ép trái cây sẽ là các tầng kế tiếp.

Hầu hết nguyên liệu để pha chế đồ uống phân tầng đều có vị ngọt. Do đó, bạn cần chú ý đến tỷ lệ nguyên liệu để tránh thức uống bị quá ngọt và làm lấn át hương vị đặc trưng của đồ uống.

Để thực hiện tốt kỹ thuật layering, người pha chế cần nắm vững kiến thức về các loại nguyên liệu để có thể nhận biết được trọng lượng của từng loại. Qua đó, xây dựng “phác đồ” phân tầng hoàn mỹ. Hơn nữa, quá trình phân tầng cho thức uống đòi hỏi bạn phải khéo léo và kiên nhẫn vì chỉ cần một chút bất cẩn và các nguyên liệu cũng bị trộn lẫn.

Để đảm bảo khi rót tầng đồ uống không bị lẫn vào nhau, người pha chế thường dùng barspoon đặt sát vào miệng ly và rót từ từ. Hoặc là bạn có thể sử dụng vòi rót rượu giúp dòng chảy nhỏ, gọn và đặc biệt hơn là giảm tốc độ dòng chảy nguyên liệu vào ly

Cách thực hiện kỹ thuật Layering thức uống thành công

Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách layer căn bản nhưng đảm bảo luôn thành công thường được các Bartender áp dụng trong pha chế:

  • Đầu tiên, luôn bắt đầu với nguyên liệu có tỷ trọng nặng nhất (như grenadine chẳng hạn). Tiếp theo, cho một lượng nhất định theo công thức vào ly và để yên cho đến khi bề mặt chất lỏng được ổn định.
  • Sau đó, đặt mặt sau của barspoon sao cho muỗng chạm vào thành trong của ly, đầu còn lại hướng lên trên.
  • Rót lần lượt và từ từ các nguyên liệu còn lại vào ly qua mặt sau của muỗng pha chế. Lưu ý là bạn phải rót từng lớp một, thật sự kiên nhẫn và khéo léo.

Ví dụ như nếu lấy B52 làm chuẩn, ly cocktail thành phẩm sẽ có Kahlua ở lớp dưới cùng, baileys ở giữa và grand marnier ở tầng trên cùng. Hơn nữa, các nguyên liệu đều tách rời nhau và hoàn toàn không bị hòa lẫn. Vậy là coi như layering thành công. 

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật Layering

Trong phương pháp pha chế phân tầng bận cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi thực hiện phương pháp pha chế phân tầng Layering, bạn nên ướp lạnh ly trước khi sử dụng.
  • Nên chuẩn bị vòi rót kết hợp cùng với barspoon trong quá trình rót tầng để pha chế thức uống thành công.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bất cứ loại muỗng nào để rót tầng nhưng hãy chọn loại có tay cầm dài. Điều này sẽ giúp cân bằng và giữ tay ổn định.
  • Bạn nên dùng ống hút để uống các loại đồ uống phân tầng, nhất là B52. Do cocktail này có làm nóng bằng lửa, cùng với độ cồn của rượu nên dễ bị bỏng.

Trên đây, LastCall đã chia sẻ khái niệm và kỹ thuật Layering để thực hiện các đồ uống phân tầng. Mong rằng chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật Layering và rèn luyện hiệu quả hơn.